Hoàng Triều Cương Thổ Là Gì? Giải Mã Lịch Sử Đà Lạt

Hoàng Triều Cương Thổ Là Gì? Giải Mã Lịch Sử Đà Lạt

Đã có lần bạn nghe đến cụm từ “Hoàng triều Cương thổ” nhưng lại không biết cụm từ này nghĩa là gì? Đừng lo, trong bài viết hôm này Halo Đà Lạt sẽ cùng bạn giải mã một phần của lịch sử Đà Lạt này nhé!

Hoàng triều Cương thổ là gì?

hoàng triều cương thổ

Thực tế, Hoàng triều Cương thổ là một khái niệm địa lý chính trị của nhà Nguyễn để chỉ những nơi cai trị mà người Việt chiếm thiểu số, sau này trở thành đơn vị chính của cả Việt Nam. Khái niệm Hoàng triều Cương thổ thường được đi cùng với Đà Lạt do Tây Nguyên và một số khu tự trị của các dân tộc thiểu số phía Bắc đều thuộc vùng địa lý chính trị này, mà Đà Lạt lại thuộc Tây Nguyên.

Thời gian hình thành và phát triển của Hoàng triều Cương thổ diễn da khá ngắn chỉ trong vòng 5 năm từ 1950 – 1955

Đà Lạt tuy được phát hiện khá muộn (năm 1893) nhờ công của bác sĩ Yersin nhưng thành phố này luôn được đặt vị trí quan trong trong chiến lược phát triển quốc gia trong nhiều thời kì

Chính quyền thời Pháp thuộc từng xác định Đà Lạt sẽ trở thành thủ phủ của cả Đông Dương nên đầu tư rất nhiều sức người, sức của vào đây để xây dựng, phát triển. Cựu hoàng Bảo Đại từng có một thời gian ngắn “làm chủ” vùng đất này và biến nó thành “đất của vua”. Ai muốn đến đây cũng đều phải xin phép những người có quyền hạn ở Hà Nội và Sài Gòn.

“Đất của vua”

hoàng triều cương thổ là gì

Bảo Đại được Pháp đưa về nước năm 1949, cho lập chính phủ mới và phong làm quốc trưởng “Quốc gia Việt Nam”.

Năm 1950, Bảo Đại ra dụ số 6/QT/TG, thành lập Hoàng triều cương thổ và cho khâm mạng (Nguyễn Đệ nhận chức vụ ấy) cai trị nhưng thực chất mọi quyết định đều do Khâm sứ Trung kỳ quyết định

Dụ này xác định Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ và cao nguyên miền Nam. Vài tháng sau, Bảo Đại bổ nhiệm đại tá Didelot trở thành đại diện cho quốc trưởng tại các tỉnh Tây Nguyên bao gồm Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng và gọi là “Hoàng triều cương thổ”, tức đất của nhà vua.

Như vậy, Hoàng triều cương thổ có lãnh thổ trải dài trên khắp các tỉnh Tây Nguyên.

Khi về nước, ông Ngô Đình Diệm được Bảo Đại cử làm thủ tướng của chính phủ “Quốc gia Việt Nam”. Được Mỹ hậu thuẫn, Ngô Đình Diệm đã truất phế cựu hoàng Bảo Đại, thành lập chính phủ “Việt Nam cộng hòa” do chính Ngô Đình Diệm làm tổng thống.

Ngày 24-3-1955, đại diện quốc trưởng Bảo Đại đã đọc tuyên bố chấm dứt chế độ “Hoàng triều cương thổ” tại buổi lễ tổ chức trước Tòa hành chánh Kon Tum, với sự hiện diện của hàng ngàn đồng bào dân tộc thiểu số Thượng

Như vậy, chế độ Hoàng triều cương thổ chỉ tồn tại vỏn 4 năm 11 tháng.

Trong chế độ Hoàng triều cương thổ, xã hội được quản lý rất chặt chẽm. Mọi hoạt động từ xây nhà, chặt cây đều phải được chính quyền cấp phép mới có thể thực hiện được

Sau khi chấm dứt chế độ Hoàng triều cương thổ, chế độ của Ngô Đình Diệm đã cho phép người Kinh lên Tây Nguyên làm ăn tự do và bãi bỏ nhiều quy định đặc thù khiến trật tự được xây dựng từ thời Pháp thuộc cho đến Hoàng triều cương thổ bị phá bỏ mau chóng.


Trả lời